Bộ nhận diện thương hiệu cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là cầu nối thúc đẩy sự kết nối giữa bạn, công ty bạn với khách hàng, từ đó hình thành và dần xây dựng được lòng trung thành của khách hàng cũng như giúp khách hàng biết đến và nhớ về thương hiệu của bạn, công ty bạn một cách nhanh nhất và lâu bền.
Bộ nhận diện thương hiệu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp gồm những gì?
- Brand (Thương hiệu) là nhận thức về công ty trong con mắt của mọi người
- Branding (Xây dựng thương hiệu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) liên quan đến việc áp dụng các chiến lược Marketing để hình thành một thương hiệu có những nét đặc sắc riêng biệt của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mà khi nhìn thấy, nhắc đến khách hàng sẽ hình dung ra ngay thương hiệu của bạn.
- Brand Identity (Bản sắc thương hiệu) là tập hợp tất cả các yếu tố thương hiệu (Bộ nhận diện thương hiệu) mà công ty tạo ra để mô tả đúng hình ảnh của chính nó cho người tiêu dùng.
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu tiếng anh được gọi là POSM (viết tắt của từ Point Of Sales Material) là tập hợp những yếu tố hữu hình của thương hiệu bao gồm tên gọi, logo, màu sắc, yếu tố đồ họa, tài liệu marketing, slogan hay …. các yếu tố này sẽ kết hợp với nhau để tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa thương hiệu này với thương hiệu khác trong tâm trí của khách hàng.
Những thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu cần phải đảm bảo yếu tố về sự đồng nhất, nhất quán nhờ đó mới có thể đem lại được hiệu quả tốt nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu?
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu vô cùng quan trọng và là mắt xích không thể thiếu trong quá trình phát triển và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy vai trò cụ thể của nó là gì:
- Bộ nhận diện thương hiệu được coi như là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp tới khách hàng
- Đóng vai trò quan trọng trong việc phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi hơn cũng như thúc đẩy việc bán hàng, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Đối với khách hàng và đối tác các yếu tố trong bộ nhận diện thương hiệu như: hình ảnh, logo, slogan…. sẽ là những điều mà họ dễ dàng nhớ đến giúp cho thương hiệu đó chiếm ưu thế hơn trong tâm trí của họ
- Bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng tâm lý tin tưởng, kích thích mong muốn được sở hữu sản phẩm của khách hàng
Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Để trả lời cho câu hỏi “Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì“, dưới đây là danh sách tất cả các thành phần đầy đủ của một bộ nhận diện thương hiệu gồm có, giúp doanh nghiệp bạn tạo ra một bộ đồ họa liền mạch cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn có thể không cần tất cả mọi thứ trong danh sách dưới này. Tùy từng tính chất, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ để chọn lựa bộ nhận diện phù hợp nhất.
1. Logo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
Logo là một yếu tố đồ họa kết hợp với cách thức thể hiện nó để tạo thành một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc hình ảnh biểu trưng của một sự kiện, cuộc thi, phong trào hay một cá nhân nào đó.
Thông thường, một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng một Logo chính, nhưng đôi khi cũng cần phải có các phiên bản thay thế để sử dụng trong các trường hợp khác nhau.
- Logo chính( main Logo) hiển thị trên website, văn phòng phẩm, kênh mạng xã hội, video, hình ảnh(banner) quảng bá, quảng cáo, marketing…
- Logo dạng ký tự
- Logo dạng hình
- Logo kết hợp ký tự và hình ảnh
- Logo màu thay thế
- Logo ngang
- Logo dọc
- Logo dạng hình học
- Logo kết hợp màu sắc
2. Đồ dùng văn phòng, công ty
Giao diện và hình dáng của bất kỳ đồ dùng trong văn phòng công ty cũng cần phù hợp với phong cách logo của bạn.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang phục vụ cho các luật sư cao cấp, bộ nhận diện thương hiệu của bạn cần phản ánh một phong cách chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Ngược lại, nếu thị trường mục tiêu của bạn là những gia đình trẻ tìm kiếm niềm vui và mong muốn sự trải nghiệm, phiêu lưu, phong cách thích hợp sẽ là: năng động, tươi sáng và vui nhộn.
- Danh thiếp
- Phần đầu đề thư
- Thư cảm ơn
- Đầu trang & chân trang Newsletter
- Chữ ký Email
- Tem
3. Phương tiện truyền thông trên mạng xã hội (Social Media)
- Ảnh bìa trang Facebook
- Hình ảnh hồ sơ trên Facebook
- Hình ảnh hồ sơ trên Instagram
- Ảnh tiêu đề Twitter
- Ảnh hồ sơ trên Twitter
- Hình ảnh hồ sơ Pinterest
- Hình ảnh hiển thị trên Pinterest
- Ảnh bìa của Google+
- Hình ảnh hồ sơ trên Google+
- Ảnh bìa kênh YouTube
- Hình ảnh hồ sơ trên YouTube
- Hình nền của LinkedIn
- Hình ảnh hồ sơ LinkedIn
- Logo LinkedIn
- Ảnh bìa trên LinkedIn
- Ảnh banner LinkedIn
4. Nội dung hình ảnh, video
Không chỉ từng bài đăng, mỗi bức ảnh doanh nghiệp đăng tải cũng cần phải gắn liền với phong cách của doanh nghiệp. Hãy tạo tâm trạng cho thương hiệu của bạn và mỗi khi bạn đăng bài trên bất kỳ nền tảng nào, hãy tham chiếu hình ảnh bạn đăng với bảng tâm trạng và tự hỏi xem hình ảnh có phù hợp với các hình ảnh khác trên đó không . Nếu không, có thể bạn cần chỉnh sửa hình ảnh hoặc chọn hình ảnh khác.
- Hình ảnh đăng trên Instagram
- Hình ảnh bài đăng trên blog
- Hình ảnh trên Facebook
- Hình ảnh trên Twitter
- Hình ảnh, video trên YouTube
- Kích thước ghim Pinterest
- Hình ảnh được chia sẻ trên Google+
- Các bài viết hình ảnh Tumblr
5. Sản phẩm, dịch vụ quảng bá, quảng cáo
- Bìa sách điện tử eBook;
- Tài liệu giới thiệu sản phẩm Catalog, Brochure;
- Tài liệu quảng cáo, quảng bá;
- Túi chứa quà tặng và tài liệu quảng cáo được phát tại một hội nghị, triển lãm…
Báo giá thiết kế bộ nhận diện thương hiệu từ VNSMAT.,JSC